Lỗi 503 là gì? Làm sao để khắc phục khi gặp lỗi này?

Chắc chắn đã ít nhất 1 lần bạn gặp tình trạng lỗi 503 service temporarily unavailable - lỗi trang web không khả dụng. Vậy bạn có biết lỗi này nguyên nhân từ đâu và cách khắc phục như nào hay chưa? Nếu chưa, hãy cùng Thiết kế web ở Cần Thơ tìm hiểu đáp án trong bài viết dưới đây.

1. Lỗi 503 là gì?

1.1 Khái niệm lỗi 503

Lỗi 503 viết đầy đủ là lỗi 503 service temporarily unavailable, lỗi này thông báo tình trạng máy chủ của web đang tạm thời dừng hoạt động, hoặc trang web đang trong thời gian bảo trì, nâng cấp.

Trong một vài trường hợp, lỗi 503 xuất hiện là do lưu lượng truy cập website tăng cao, các thông tin bị quá tải khiến máy chủ không thể xử lý kịp thời. Hoặc đôi lúc, web bị tấn công từ bên ngoài, tải phần mềm có chứa virus cũng là nguyên nhân xuất hiện lỗi trang web không khả dụng 503.

Lỗi 503 có thể xảy ra ở tất các các trình duyệt, hệ điều hành từ Windows 10, Windows 11, MacOS, Linux…. Và ngay cả khi bạn trải nghiệm trên điện thoại cũng sẽ gặp lỗi 503 này.

Lỗi 503 là gì?

Lỗi 503 là gì?

1.2 Cách nhận biết lỗi 503

Tuỳ vào các máy chủ khác nhau, lỗi 503 cũng được thông báo dưới nhiều hình thức khác nhau. Sau đây là những nhận diện lỗi 503 phổ biến nhất:

  • 503 Error
  • 503 service temporarily unavailable
  • 503 service unavailable
  • Service Unavailable - DNS Failure
  • Error 503 Service Unavailable
  • HTTP 503
  • HTTP Error 503

2. Cách khắc phục lỗi trang web không khả dụng 503

2.1 Dành cho người trải nghiệm

Nếu khi bạn truy cập website và bất ngờ gặp phải lỗi 503, hãy bình tĩnh xử lý bằng một trong những cách sau đây:

  • Tải lại trang 

Như đã nói ở trên, lỗi 503 có thể xuất hiện do có quá nhiều người truy cập vào website cùng lúc. Và biết đâu, sự gián đoạn trải nghiệm mà bạn đang gặp phải có nguyên nhân từ đây. Khi này, hãy thử tải lại trang, chỉ mất 1 giây thôi nhưng rất có thể nó sẽ giúp bạn truy cập được trang web. 

  • Khởi động lại thiết bị hoặc thay đổi địa chỉ DNS

Mặc dù tỷ lệ xuất hiện lỗi 503 - trang web không khả dụng nguyên nhân do bộ định tuyến DNS khá thấp, tuy nhiên bạn cũng có thể thử bằng cách khởi động lại thiết bị của mình hoặc thay đổi một DNS khác. 

Đổi địa chỉ DNS

Đổi địa chỉ DNS

  • Thoát ra và truy cập sau

Nếu với 2 cách khắc phục lỗi 503 phía trên không đem lại hiệu quả cho bạn, tốt hơn hết, bạn hãy thoát ra và truy cập lại sau. Thông thường, để khắc phục lỗi 503, bạn sẽ phải cho máy chủ được “nghỉ ngơi” bằng cách giảm lượng người truy cập trong thời điểm đó. Hãy để máy chủ ổn định rồi vào lại trang web nhé.

2.2 Đối với quản trị viên

Nếu bạn là quản trị viên và được phản ánh về lỗi 503, sau đây là những việc bạn nên thực hiện chuẩn đoán để xác định nguyên nhân do đâu, từ đó kịp thời đưa ra hướng khắc phục.

  • Khởi động lại server

Rất khó để nhận định lỗi 503, vậy nên hãy cách nhanh nhất là bạn hãy khởi động lại server để xem nguyên nhân có phải do yếu tố này không. Để làm được điều này, bạn sẽ phải nhờ đến sự hỗ trợ của của nhà cung cấp. 

Chỉ khoảng vài phút là quá trình khởi động lại server hoàn tất. Bạn hãy kiểm tra lại xem trang web đã hoạt động ổn định lại hay chưa. Nếu chưa, bạn hãy tìm đến cách khắc phục khác.

  • Tăng băng thông cho trang web

Trước khi thực hiện cách khắc phục lỗi 503, bạn hãy kiểm tra lưu lượng truy cập website trong khoảng thời gian gần đây xem có gì bất thường không, từ đó đánh giá liệu gói băng thông mà bạn đang dùng có phù hợp với tình hình hiện tại.

Nếu lưu lượng truy cập web có dấu hiệu cao bất thường và đến từ những trang web không uy tín, có thể đó là dấu hiệu của spam chơi xấu, bạn hãy ngăn chặn ngay.

Nếu lưu lượng web có dấu hiệu tăng trưởng đồng đều và rõ rệt, bạn hãy cân nhắc về việc nâng cấp băng thông.

Nếu lưu lượng web của bạn bình thường mà lại xảy ra lỗi 503, thì đây không phải là nguyên nhân chính, bạn cần tìm hướng giải quyết khác.

Tăng băng thông cho website

Tăng băng thông cho website

  • Kiểm tra các phần mềm có đang tự cập nhật không

Một vài phần mềm, ứng dụng có tính năng tự động cập nhật khi có phiên bản mới. Trong quá trình nâng cấp này, website sẽ phải tạm ngừng, và điều này có thể dẫn đến lỗi 503. 

Việc cập nhật phần mềm là việc làm cần thiết để nâng cao trải nghiệm và tính bảo mật cho trang web. Hãy kiểm tra một loạt các ứng dụng đang được tích hợp trong web để xem có ứng dụng nào đang trong trạng thái update hay không, nếu có, bạn hãy xem thời gian nâng cấp có lâu hay không để cân nhắc phản hồi với nhà cung cấp.

  • Kiểm tra lại nhật ký server

Kiểm tra lại nhật ký server để xem có gì bất thường không. Phụ thuộc vào máy chủ mà bạn đang sử dụng mà vị trí nhật ký server sẽ khác nhau. Nhưng hầu hết chúng sẽ được tìm thấy trong /var/log/…

Sau khi kiểm tra nhật ký server và không thấy điều gì bất thường, bạn có thể kiểm tra các chương trình khác của bạn.

  • Kiểm tra code

Code là vấn đề quan trọng, nếu không cẩn thận có thể sẽ khiến trang web bị trục trặc, và 1 trong số đó là xuất hiện lỗi 503. Hãy rà soát code để chắc chắn không bị lỗi regex dù là nhỏ nhất. 

Tăng băng thông cho website

Kiểm tra lại code website

Với tất cả các cách khắc phục lỗi trang web không khả dụng phía trên hy vọng bạn đã có cái nhìn tổng quan hơn về lỗi 503. Để biết thêm thông tin các lỗi thường gặp trên website, hãy tham khảo thêm của bài viết khác của chúng tôi nhé!

Nguồn bài viết: Sưu tầm