
15 . 06 . 2023
Cách chặn cửa sổ bật lên trên trình duyệt Chrome và Safari
Trong quá trình trải nghiệm internet, chắc chắn đã ít nhất 1 lần bạn cảm thấy khó chịu khi các trang quảng cáo, trang khuyến mãi bất ngờ hiện ra. Đừng lo, bạn sẽ chấm dứt được ngay trải nghiệm tồi tệ này với các cách chặn cửa sổ bật lên trong bài viết sau đây. Hãy cùng Thiết kế web tại Cần Thơ tìm hiểu nhé!
1. Cách tắt chế độ Chrome tự mở tab quảng cáo
Để chặn cửa sổ bật lên tại trình duyệt chrome, bạn hãy thực hiện theo hướng dẫn sau nhé:
Bước 1: Truy cập vào trình duyệt Chrome, bấm tổ hợp phím Alt + F / Alt + E → Sau đó chọn “Cài đặt”. Đối với hệ điều hành MacOS, bạn có thể thao tác nhanh bằng tổ hợp "Command + ," sẽ được đưa đến ngay phần cài đặt bằng lối tắt.
Bước 2: Tại phần cài đặt, bạn chọn mục “Quyền riêng tư và bảo mật” → Tiếp tục chọn mục “Cài đặt trang web”
Bước 3: Chọn mục “Cửa sổ bật lên và liên kết chuyển hướng” → Tích vào ô “Không cho phép các trang web gửi cửa sổ bật lên hoặc dùng lệnh chuyển hướng”
Với cách chặn cửa sổ bật lên trên Cốc Cốc cũng tương tự như cách chặn cửa sổ bật lên ở Chrome. Các bước hoàn toàn giống nhau.
2. Cách chặn cửa sổ bật lên trên Safari
Đối với các fan nhà Táo khuyết, muốn chặn cửa sổ bật lên trên Safari, hãy làm theo cách sau:
Bước 1: Truy cập vào trình duyệt Safari. Tại góc trên cùng, phía tay trái màn hình, bạn hãy click vào chữ “Safari” → Bấm “Tuỳ chọn”
Bước 2: Bấm vào mục “Trang web”. Tại thanh bên trái cửa sổ, bạn kéo xuống dưới và chọn “Cửa sổ bật lên”
Bước 3: Khi này, trong ô sẽ xuất hiện các trang web mà bạn đã truy cập. Có hai trường hợp sau đây:
- Trường hợp 1:
Nếu bạn muốn chặn cửa sổ bật lên ở tất cả các trang web, bạn hãy nhìn xuống dưới, có ô “Khi truy cập các trang web khác” → Bạn có 3 tùy chọn như sau:
Chặn và thông báo: Cửa sổ mới sẽ không xuất hiện, nhưng bạn được thông báo và có thể truy cập nếu muốn.
Chặn: Là trang web không được mở lên và không được thông báo.
Cho phép: Là cửa sổ mới được phép tự động mở.
Với 3 lựa chọn này, bạn hãy chọn “Chặn” hoặc “chặn và thông báo” tùy nhu cầu.
- Trường hợp 2:
Nếu bạn muốn chặn cửa sổ bật lên ở 1 trang web cụ thể, bạn hãy click vào hộp kiểm bên phải của trang web đó, tương tự chọn “Chặn” hoặc “chặn và thông báo” tùy nhu cầu.
3. Cách xử lý khi đã chặn Chrome tự mở tab quảng cáo nhưng không được
Nếu bạn đã làm theo các hướng dẫn trên nhưng không dứt điểm được tình trạng cửa sổ tự bật lên. Bạn hãy kiểm tra thiết bị của mình xem có bị nhiễm phần mềm độc hại hay không. Để làm được điều này, bạn có thể quét bằng công cụ để tìm ra “thủ phạm”
Trên đây là các cách chặn cửa sổ bật lên dành cho trình duyệt Chrome, Cốc Cốc và Safari. Hy vọng bạn sẽ có những trải nghiệm tuyệt vời trên website, chúc các bạn thành công với những hướng dẫn trên.
Nguồn bài viết: Sưu tầm

18 . 05 . 2023
Vì sao không nên bỏ qua long tail keywords trong SEO?
Trong nghiên cứu từ khoá, có một khái niệm được nhắc đến khá nhiều đó là long tail keywords hay còn được gọi là từ khoá dài. Nếu biết cách sử dụng long tail keywords trong các kế hoạch SEO, bạn sẽ cải thiện được vị trí của website trên trang SERPs. Và đó là lý do bạn không thể bỏ qua long tail keywords khi muốn SEO website. Hãy cùng Thiết kế web ở Cần Thơ tìm hiểu qua bài viết sau đây:
1. Long tail keywords là gì?
Như đã đề cập phía trên, long tail keywords hay còn được giới SEOer gọi là từ khoá dài. Đúng như tên gọi, những từ khoá thuộc nhóm này thường dài hơn so với từ khoá bình thường, ít volume hơn, cạnh tranh cũng thấp hơn.
Một long tail keywords thường có độ dài trên 4 từ. Vì độ dài như vậy nên so với từ khoá ngắn, từ khoá dài sẽ rõ ràng và chi tiết về nội dung hơn. Ngược lại, truy vấn thấp hơn nên tỷ lệ tiếp cận với khách hàng cũng thấp hơn. Vậy nên, trong SEO, long tail keywords ít khi được sử dụng làm từ khóa chính, mà thay vào đó sẽ ưu tiên để làm từ khóa chuyển đổi vì độ bám sát chủ đề cao.
Từ khoá dài có volume ít hơn từ khoá ngắn
2. Vì sao nên sử dụng từ khoá dài?
Việc tìm từ khoá dài mất nhiều thời gian hơn so với các từ khoá ngắn, điều này chỉ có thể được cải thiện khi bạn nâng cao kỹ năng cũng như kinh nghiệm SEO của mình. Có 1 sự thật rằng, hầu hết những SEOer lâu năm đều thích sử dụng long tail keywords cho các kế hoạch từ khoá của mình, thậm chí tỉ lệ trội hơn hẳn so với những từ khóa ngắn. Vậy lý do là gì?
Dễ SEO hơn
Những từ khoá dài tuy volume thấp hơn nhưng ngược lại độ cạnh tranh thấp hơn, các nội dung dễ dàng lên Top hơn. Với tiềm năng sẵn có này, các SEOer sẽ tiết kiệm được nhiều công sức cũng như chi phí hơn so với việc tập trung SEO các từ khoá ngắn, volume cao, cạnh tranh cũng cao.
Nhiều lựa chọn hơn
Không chỉ dễ SEO, long tail keywords cũng đa dạng hơn, khai thác được nhiều chủ đề hơn. Càng có nhiều content với long tail keywords, thì kế hoạch SEO từ khoá chính của bạn càng hiệu quả, dễ dàng nâng cao thứ hạng.
Tỷ lệ chuyển đổi cao
Với những từ khoá dài, bạn sẽ dễ dàng tiếp cận khách hàng với những nội dung chi tiết, sát với nhu cầu của khách hàng hơn. Ví dụ, nếu giới thiệu về thiết kế website, đối tượng khách hàng rất rộng, nội dung khái quát, không thể thể hiện được cụ thể tính năng nào hợp với ngành nghề nào.
Ngược lại, với thiết kế website bán hàng mỹ phẩm, website kinh doanh ô tô… Những khách hàng thuộc hai nhóm này sẽ được cung cấp tất cả những thông tin liên quan đến ngành nghề lĩnh vực mà họ quan tâm. Bởi vậy, khách hàng để lại thông tin tại những nội dung với long tail keywords cũng cao hơn nhiều.
Từ khoá dài tiềm năng chuyển đổi cao hơn
3. Cách tìm long tail keywords
Để tìm từ khoá dài, bạn có thể tham khảo các cách dưới đây:
3.1 Tìm long tail keywords trên Google Search
Đây là cách tìm long tail keywords đơn giản bất cứ ai cũng có thể làm được. Bạn chỉ cần nhập vào thanh tìm kiếm Google từ khóa ngắn. Sau đó bạn có thể lựa chọn 1 trong 2 cách làm sau đây:
Thứ nhất: Kéo xuống cuối trang SERPs, bạn sẽ thấy 1 loạt các từ khóa gợi ý, đó chính là long tail keywords.
Thứ 2: Khi gõ kết quả vào ô tìm kiếm, bạn không ấn enter vội, tại ô gợi ý, bạn click vào dòng “báo cáo không phù hợp” cuối box. Google sẽ hiển thị tất cả những keywords liên quan và nhiệm vụ của bạn là chọn được từ khóa dài phù hợp với mình.
Tìm từ khoá dài bằng Google Search
3.2 Sử dụng Spineditor
Spineditor là công cụ tìm từ khóa quen thuộc của dân SEO, ngoài cho bạn các chỉ số về từ khóa, Spineditor sẽ gợi ý cho bạn cả các từ khóa liên quan, và đó cũng chính là từ khóa dài.
3.3 Sử dụng Google Adwords
Không chỉ là 1 công cụ quảng cáo, Google Adwords còn là nơi tìm từ khóa dài lý tưởng và rất sát với nhu cầu của người dùng. Lý do mà Sapo khuyên bạn nên tận dụng công cụ này là bởi kết quả của Google Adwords được lấy trực tiếp từ hệ thống dữ liệu gốc. Bạn hoàn toàn có thể so sánh volume, tốc độ tăng trưởng của từ khóa, giá thầu….với tất cả mọi long tail keywords tìm được.
3.4 Sử dụng Google Trends
Nếu bạn muốn long tail keywords phù hợp với thị hiếu cũng như xu hướng tìm kiếm người dùng hiện nay, thì đừng bỏ qua Google Trends. Đây là công cụ miễn phí của Google, bạn chỉ cần truy cập và tìm kiếm bằng từ khóa ngắn, công cụ này sẽ lập tức trả về kết quả truy vấn phù hợp với thời điểm, thường kết quả trả lại chính là long tail keywords.
3.5 Sử dụng Ahrefs’ Keywords Explorer
Ahrefs’ Keywords Explorer được mệnh danh là siêu công cụ giúp bạn nắm bắt được tình hình mọi trang web 1 cách nhanh chóng và chính xác nhất. Với 1 công cụ như vậy, không lý nào lại có thể bỏ qua tính năng gợi ý long tail keyword cho người dùng.
Bạn hãy lựa chọn domain trang web đối thủ, gắn vào thanh tìm kiếm của Ahrefs’ Keywords Explorer. Sau đó, xem mục keywords. Tại đây Ahrefs’ Keywords Explorer sẽ hiển thị hết cho bạn những từ khóa dài mà đối thủ đang triển khai. Bạn có thể tham khảo và bổ sung cho kế hoạch SEO của mình.
Trên đây là những thông tin giải đáp long tail keywords là gì, vì sao long tail keywords lại quan trọng và cách tìm long tail keywords nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc cho các chiến dịch SEO của bạn thành công tốt đẹp, cùng chúng tôi để có cho mình nhiều thông tin hữu ích liên quan đến thiết kế webiste nhé.
Nguồn bài viết: Sưu tầm

27 . 04 . 2023
Backlink là gì? Cách tạo ra 1 backlink chất lượng
Backlink là một yếu tố vô cũng quan trọng trong chiến lược SEO. Nếu vị trí đặt backlink uy tín và chất lượng, trang web của bạn sẽ có cơ hội được nhiều người biết đến hơn, đồng thời thứ hạng của website cũng được cải thiện rất nhiều. Hôm nay, hãy cùng Thiết kế web Cần Thơ tìm hiểu backlink là gì, làm sao để có một backlink chất lượng cùng nhiều thông tin thú vị khác liên quan đến chủ đề này.
1. Backlink là gì? Những thuật ngữ liên quan đến backlink
1.1 Khái niệm backlink là gì?
Backlink là gì? Backlink chính là những liên kết được đặt tại các trang web khác và trỏ về trang web chính của mình. Ví dụ, bạn đặt 1 link abc-xyx tại trang web A và link đó dẫn về trang web B (trang của bạn) thì link abc-xyx đó được tính là backlink.
Thông thường, các SEOer sẽ lựa chọn diễn đàn, blog, các trang mạng xã hội hoặc trang web đối tác (trong trường hợp đã được cho phép) để là nơi đặt backlink. Đặc điểm chung của những trang này đều là những địa chỉ uy tín, nhiều người biết đến.
Càng nhiều backlink từ những trang web chất lượng, đồng nghĩa với việc trang web của bạn sẽ được Google đánh giá và xếp hạng cao trên trang kết quả tìm kiếm.
Backlink là gì?
1.2 Một số thuật ngữ liên quan đến backlink
Bên cạnh khái niệm backlink là gì, sau đây là một số thuật ngữ liên quan đến backlink mà bạn có thể tham khảo:
Anchor-text: Là các cụm từ khóa dùng để chèn link, khi khách hàng click vào sẽ được điều hướng đến trang đích tương ứng. Thông thường, các SEOer sẽ lựa chọn những từ khóa đang cần đẩy SEO làm anchor-text, và những từ khóa này có liên quan đến nội dung trong link được gắn vào.
Internal link: Là link nội bộ, link này thường gắn trong các nội dung có trên web để điều hướng từ bài này sang bài khác.
Link Juice: Là thuật ngữ để biểu thị sức mạnh được liên kết giữa các website với nhau. Một trang web càng nhận được nhiều link Juice, càng được Google đánh giá cao về mặt sức mạnh, dễ dàng có thứ hạng tốt trên trang SERPs.
Dofollow link: Khi thẻ này được gắn vào backlink, link juice sẽ được ghi nhận cho trang web của bạn.
Nofollow link: Ngược lại với dofollow, nofollow link được gắn vào backlink, sẽ không có link juice nào được ghi nhận cho trang web của bạn.
Low-Quality Link: Là những link có chất lượng thấp, đến từ những trang web đen, trang web bạo lực, chứa những nội dung khiêu dâm. Nếu 1 website có nhiều low-quality link sẽ bị đánh giá thấp về chất lượng cũng như thứ hạng web.
External link: Trái ngược với internal link thì external link là những liên kết xuất hiện trên website của bạn nhưng lại được trỏ sang 1 trang web khác. Quay lại ví dụ trên, nếu tại trang web B của bạn, abc-xyz là 1 backlink, thì tại trang web A, abc-xyz được coi là 1 external link.
2. Lợi ích của backlink là gì?
Như đã nói ở phần mở đầu, backlink thực sự là yếu tố vô cùng quan trọng, tác động trực tiếp đến kết quả SEO. Và sau đây là những lợi ích nổi bật nhất của backlink.
2.1 Cải thiện thứ hạng trên trang SERPs
Để tiếp cận được nhiều khách hàng trên Google thì thứ hạng là điều kiện tối thiểu mà website cần phải có. Và để rút ngắn con đường on TOP, các SEOer thường tận dụng backlink.
Việc đặt backlink tại những trang web chất lượng kết hợp với việc sở hữu website chuẩn SEO, có nhiều chi tiết tăng tính trải nghiệm người dùng, chắc chắn thứ hạng sẽ được cải thiện.
2.2 Tăng tốc độ index
Khi bạn đi backlink, các công cụ tìm kiếm sẽ thu thập thông tin một cách nhanh chóng. Và tất nhiên, tỉ lệ thuận với độ phủ của backlink, chất lượng trang web sẽ được cải thiện, bước crawl của Google cũng chính xác hơn. Từ đó, gia tăng tốc độ index nội dung cho website của bạn.
Backlink giúp index nhanh hơn
2.3 Tăng trưởng traffic cho trang web
Vì bản chất backlink điều hướng người dùng từ trang web khác về website của mình, vậy nên không khó để hiểu rằng, trang đích của bạn sẽ được nhận một lượng truy cập đáng kể. Chỉ với 1 lần khách hàng click vào trang web thôi, bạn cũng đã có cho mình 1 traffic. Càng nhiều backlink, tỷ lệ tăng trưởng traffic sẽ càng tích cực.
2.4 Gia tăng độ nhận diện thương hiệu
Một doanh nghiệp có độ nhận diện thương hiệu tốt, sẽ gia tăng được điểm tin cậy từ khách hàng, doanh thu cũng từ đó mà cải thiện. Ngoài thực hiện các chiến dịch marketing truyền thống, thì phủ sóng thương hiệu trên các nền tảng online bằng backlink chính là cách đang đang được tận dụng triệt để.
Đặt backlink ở những trang web, diễn đàn có lưu lượng truy cập cao sẽ khiến nhiều người biết đến doanh nghiệp 1 cách tự nhiên hơn hẳn. Bạn nên lựa chọn đi backlink ở những diễn đàn, blog cùng chủ đề, để những khách hàng đang có nhu cầu biết đến bạn nhiều hơn nữa nhé.
2.5 Tăng chất lượng đơn hàng
Điều này đặc biệt phù hợp với những chủ shop đang kinh doanh trên kênh website online. Khách hàng ngày nay rất thông thái trong việc chọn lọc thông tin tiêu dùng. Và với việc tăng độ nhận diện thương hiệu nhờ backlink, sẽ nhiều người ấn tượng với bạn hơn hẳn.
Khi khách hàng lựa chọn click vào link dẫn, tức là họ đang quan tâm đến thương hiệu của bạn. Tệp khách hàng đến từ backlink luôn được đánh giá là rất tiềm năng, đem lại tỷ lệ chuyển đổi cao, giá trị đơn hàng cũng chất lượng không kém những khách hàng đến từ các nguồn khác.
Backlink góp phần tăng giá trị đơn hàng online
3. Các dạng backlink phổ biến
Trong ngành SEO, hiện tại phổ biến 6 dạng backlink đó là: backlink mạng xã hội, backlink tại comment, backlink từ guest post, backlink báo, backlink web 2.0, backlink từ hệ thống PBN. Cụ thể như sau:
- Backlink mạng xã hội: Những kênh thường được sử dụng có thể kể đến Linkedin, Facebook…. Bằng việc lập tài khoản, hồ sơ trên các nền tảng này, các SEOer sẽ tiến hành chia sẻ URL và đó chính là backlink MXH.
- Backlink tại comment: Dạng backlink này là các SEOer sẽ để lại link tại các bình luận trên các kênh online như website, diễn đàn. Backlink dạng này khá giống backlink social, nhưng không được “lạm dụng” vì rất dễ bị Google đánh giá spam.
- Backlink từ guest post: Là dạng backlink được đặt tại các nội dung trên website của các đối tác. Thông thường, các SEOer sẽ chọn những website uy tín và chất lượng để đặt backlink, và tất nhiên, chi phí cũng không hề rẻ.
- Backlink báo chí: Đây là dạng backlink chất lượng nhất, hiệu quả cao nhưng đi kèm đó là chi phí cũng gần như cao nhất. Bạn sẽ tìm đến các đơn vị báo điện tử, booking các bài viết dẫn link về web. Hoặc để tiết kiệm hơn, nhiều người đã lựa chọn tự viết bài để gửi cho báo chí, như vậy cũng tiết kiệm được một khoản kha khá.
- Backlink từ web 2.0: Nói cách khác, là bạn sẽ xây dựng hệ thống website vệ tinh và dùng chúng để đặt backlink. Backlink dạng này phù hợp với những đơn vị chuyên về SEO, có kinh phí và nhiều thời gian để build các trang web.
- Backlink từ hệ thống PBN: Là backlink từ mạng lưới các trang blog có chung 1 nội dung và chủ đề. Với backlink dạng này vẫn còn khá nhiều người e ngại về tính hiệu quả, nhưng với các SEOer dày dặn kinh nghiệm, backlink từ PBN là sự lựa chọn không tồi, đem lại nhiều tín hiệu khả quan cho trang web.
Back link mạng xã hội là 1 trong 6 dạng backlink phổ biến nhất
4. Cách tạo ra một backlink chất lượng?
Nghe qua khái niệm backlink là gì, lợi ích của backlink ắt hẳn nhiều người sẽ nghĩ tạo ra backlink là việc làm khá đơn giản. Nhưng làm sao để tạo ra được một backlink chất lượng lại phụ thuộc vào kinh nghiệm của các SEOer. Và chắc chắn, việc mất nhiều thời gian và công sức là điều không thể tránh khỏi.
Dưới đây là một số phương án để tạo backlink chất lượng:
- Nên gắn link web trên các nền tảng mạng xã hội
- Lựa chọn những bài đăng đang được nhiều người quan tâm, thứ hạng cao, tối ưu và mở rộng bài đăng đó
- Tạo danh sách các bài đăng cùng chủ đề, Ví dụ như: hỏi - đáp, Vì sao…, Cách làm…
- Tạo các chùm bài, chia sẻ đa dạng các chủ đề
- Đăng các đánh giá của khách hàng trên các trang blog, diễn đàn, trang web
- Liên hệ với các website uy tín, chất lượng và thương thảo với họ về việc đặt backlink
Ngoài những cách tạo backlink chất lượng được gợi ý ở trên, bạn có thể tham khảo thêm nhiều cách làm khác đến từ những SEOer giàu kinh nghiệm. Với cách nào thì mục đích cuối cùng của backlink cũng đều là giúp website đạt được thứ hạng tốt trên SERPs.
Nên gắn backlink đúng nơi, đúng chỗ
5. Những lưu ý khi đi backlink là gì?
Hãy cẩn thận khi đi backlink, vì là 1 trong các yếu tố quan trọng để Google đánh giá website trước khi quyết định thứ hạng, vậy nên, nếu bạn không cẩn thận, rất có thể sẽ phải nhận phạt từ Google.
Sau đây là các lỗi mà Google chắc chắn không bỏ qua cho bạn:
5.1 Anchor text và link không liên quan đến nhau
Việc anchor text 1 đằng, nội dung trang đích 1 thứ nhất sẽ khiến người dùng cảm thấy khó chịu khi click vào và nhận thấy kết quả không được như mong đợi. Mà khi ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách hàng, Google chắc chắn sẽ không bỏ qua cho bạn.
Thứ hai, khi Google quét thấy anchortext và nội dung URL không khớp nhau, sẽ đánh giá backlink của bạn đang có xu hướng lừa dối khách hàng. Và chỉ với 2 lý do kể trên, website của bạn bị đánh tụt là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
5.2 Đi backlink trên các trang web kém chất lượng
Không ít SEOer có tư tưởng hoàn thành số lượng backlink, vậy nên ngay cả khi biết kênh online đó không chất lượng vẫn sử dụng để đi backlink. Việc đi backlink tại 1 trang web không liên quan đến chủ đề lại còn kém chất lượng chắc chắn sẽ khiến trang web của bạn sớm “bay màu” trên trang 1, 2 của SERPs
5.3 Dùng thủ thuật che dấu backlink
Khá nhiều SEOer đã dùng thủ thuật để chèn backlink trên các trang nhằm “che mắt” người dùng, để họ không nhìn thấy những link không liên quan trên web. Nhưng bạn nên nhớ rằng dù cho anchor text của bạn có “tàng hình” thì Google vẫn biết được mọi “hành tung” của bạn. Vậy nên nếu bạn đã chót dùng thủ thuật hoặc đang có ý định đấy thì hãy bỏ ngay đi nhé.
Mọi hành tung bất chính của bạn đều dễ dàng bị Google phát hiện
Có thể nói, backlink như xương sống của SEO, một hệ thống backlink tốt sẽ đem lại kết quả tốt, và ngược lại. Vậy nên, hãy đầu tư cho backlink để trang web của bạn được Google đánh giá cao nhé.
Nguồn bài viết: Sưu tầm

25 . 04 . 2023
URI là gì? Cách phân biệt URI vs URL
Hầu hết chúng ta đều biết về URL nhưng liệu bạn có biết rằng, có 1 khái niệm còn lớn hơn URL đó là URI hay chưa? Bài viết này hãy cùng Thiết kế web tại Cần Thơ tìm hiểu URI là gì cũng như cách phân biệt URI vs URL nhé.
1. URI là gì?
Trong bài chia sẻ URL là gì trước đây, chúng ta đã biết URL là 1 định dạng tài nguyên thống nhất, dùng để xác định vị trí các tệp trên internet. Thì URI cũng có ý nghĩa tương tự như thế nhưng phạm vi rộng hơn URL khá nhiều.
URI - Uniform Resource Identifier là 1 chuỗi các ký tự dùng để xác định 1 định dạng tài nguyên, và cụ thể ở đây là website. Việc xác định này sẽ được dựa trên 2 yếu tố là location - vị trí chính là URL và name - tên hay được gọi đầy đủ là Uniform Resource Name (URN)
Nói 1 cách tổng quát hơn thì URI sẽ bao gồm 2 tập nhỏ hơn là URL và URN. URI được coi là yếu tố để kết nối các giao thức lại với nhau bằng cách nhận thông tin về vị trí và tên, sau đó là xác định trang web.
URI là gì?
2. Cấu trúc của URI
URI cũng có cấu trúc cố định như URL hay URN. Thành phần của URI sẽ bao gồm: user, password, host, path,...
Cấu trúc cơ bản của URI có dạng: URI = scheme:[//authority]path[?query][#fragment]
Trong đó:
Scheme: là 1 ký tự gồm các chữ số, chữ cái, các ký tự và kết thúc bằng dấu hai chấm (:) Những scheme này phải được cấp phép bởi các đơn vị có thẩm quyền. Một vài scheme nổi tiếng là: HTTP, HTTPs, ldap, FTP…
Authority: Một trường tùy chọn cũng bao gồm chữ số, chữ cái và các ký tự cơ bản, là nhà cung cấp.
Path: đường dẫn các thành phần được phân cách nhau bằng dấu gạch chéo.
Query: Đây là thành phần chứa chuỗi truy vấn dữ liệu không phân cấp.
Fragment: là trường tuỳ chọn đứng sau dấu thăng #, có chữa mã định danh phân mảnh để cung cấp thông tin cho tài nguyên thứ cấp.
Cấu trúc của của URI
3. URI hoạt động như thế nào?
Uniform Resource Identifier cung cấp cho người dùng những thông tin từ cơ bản cho đến mở rộng về các tài nguyên trên internet. Tài nguyên phổ biến nhất là website, bên cạnh đó còn có cả hình ảnh, video, các tệp tài liệu điện tử cùng nhiều thông tin khác…
Các dữ liệu mà URI cung cấp đều đảm bảo tính đồng nhất, cho dù việc các định URI có được diễn ra trong nhiều thời gian và bối cảnh khác nhau. Điều này sẽ giúp tất cả các kết quả trả về đều giống với các dữ liệu có trên hệ thống.
4. Cách phân biệt URI vs URL
Mặc dù URI lớn hơn URL, nhưng URI vs URL lại có nhiều điểm chung khiến không ít người nhầm lẫn giữa hai khái niệm này. Dưới đây là bảng so sánh URI vs URL mà bạn có thể tham khảo
URI
URL
Dùng để xác định 1 tài nguyên bất kỳ trên internet, bao gồm cả vị trí và tên
Dùng để xác định vị trí của 1 trang web hay tài nguyên bất kỳ trên internet
Các yếu tố dùng để xác định danh tính của một mục
Các yếu tố xuất hiện nhằm mô tả đặc điểm vị trí của mục
Bất cứ phương pháp kết nối nào cũng có thể áp dụng để xác định và phân biệt các tài nguyên
Thông qua các giao thức được sử dụng, các nội dung của trang web sẽ liên kết với nhau
Không chứa các đặc điểm về giao thức
Cung cấp cho người dùng thông tin về giao thức đang được sử dụng
URI có các thành phần bao gồm: scheme, path, Authority...
Chỉ gồm scheme, Authority
Schema của URI có thể là giao thức, thông số kỹ thuật, tệp dữ liệu
Scheme là giao thức cố định, phổ biến nhất là HTTP, HTTPs.
URI là “tập lớn” của URL
URL là 1 loại URI
URI thường được sử dụng trong các file XML, JSTL,...
URL thường được dùng để tìm kiếm địa chỉ trang web.
Với những ai chuẩn bị thiết kế website hoặc là quản trị viên thì việc nắm vững thông tin về URI là điều quan trọng và cần thiết. Mong rằng những thông tin chúng tôi cung cấp là hữu ích đối với bạn.
Nguồn bài viết: Sưu tầm

20 . 04 . 2023
Responsive là gì? Những lưu ý khi thiết kế web responsive
Responsive hiện nay đã gần như trở thành thước đo đánh giá sự chuyên nghiệp của một thiết kế website. Vậy thực chất responsive là gì? Bài viết sau đây của Thiết kế web ở Cần Thơ sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi responsive web là gì cùng những lưu ý khi chúng ta thiết kế website responsive.
1. Responsive là gì? Những kiểu responsive thường gặp
1.1 Định nghĩa responsive là gì?
Chỉ cần tìm cụm từ “responsive là gì?” chúng ta sẽ nhận được hàng nghìn kết quả với nhiều đáp án khác nhau. Thực tế, responsive có thể hiểu đơn giản là tính năng cho phép khách hàng có thể trải nghiệm website trên tất cả các thiết bị bao gồm PC, mobile, tablet mà không cần lo ngại gặp trục trặc về hiển thị, giao diện,...
Responsive là gì?
1.2 Những kiểu responsive thường gặp trong thiết kế website
Về cơ bản hiện nay việc thiết kế web được sử dụng trên 3 kiểu chính là:
Responsive Website Design
Web Responsive sử dụng cùng một URL nội dung trên tất cả các thiết bị, nhưng nó sẽ thay đổi chế độ hiển thị và trật tự nội dung tùy thuộc vào kích thước của màn hình thiết bị.
Nói cách khác, nó có khả năng sắp xếp lại các nội dung để phù hợp với bất kỳ kích thước màn hình nào dựa trên nguyên lý Client Side Rendering, nghĩa là trình duyệt sẽ phải tải về toàn bộ nội dung trang web, sau đó thay đổi kích thước hiển thị theo kích thước màn hình.
Adaptive Website Design
Trang web này sử dụng cùng một URL trên tất cả các thiết bị. Các máy chủ (nơi mà các trang web được lưu trữ) sẽ nhận diện các thiết bị để kiểm tra xem chúng là điện thoại di động, máy tính bảng, hay máy tính để bàn, từ đó, nó sẽ truyền tải về trang web có phiên bản tối ưu với thiết bị đó.
Đây là phương pháp server-side, nghĩa tất cả các công việc được thực hiện bởi máy chủ trước khi nó được truyền tải tới khách hàng.
Separate Mobile Website
Website có hẳn một URL riêng biệt cho phiên bản web trên di động. Thông thường, bạn sẽ thấy nó như là một tên miền phụ kiểu như m.Sapo.vn, đó là kiểu URL được sử dụng tối ưu hóa cho các thiết bị di động.
Trên thực tế, nếu website của bạn không cài đặt tương thích responsive cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến chất lượng web. Tuy nhiên, việc cài responsive lại giúp làm tăng yếu tố cảm xúc của khách hàng trong quá trình trải nghiệm trên mọi thiết bị.
Separate Mobile Website là kiểu web responsive thường gặp
2. Ưu nhược điểm của responsive là gì? Có nên cài responsive cho website không?
Trước khi đưa ra quyết định có nên hay không thiết kế website bán hàng chuẩn responsive, hãy tìm hiểu ưu nhược điểm của responsive là gì nhé.
2.1 Ưu nhược điểm của responsive
Ưu điểm:
- Nội dung website được đồng nhất trên mọi thiết bị.
- Chế độ hiển thị sẽ tự động thích ứng và phù hợp với kích thước màn hình thiết bị giúp nâng cao trải nghiệm người dùng.
- Tiết kiệm chi phí thay vì phải thiết kế 2,3 bản web cho mobile, PC, tablet... thì bạn chỉ cần tối ưu trong một thiết kế duy nhất.
- Giúp cải thiện chất lượng SEO.
Nhược điểm:
- Đòi hỏi quá trình lập trình tỉ mỉ chi tiết hơn.
- Quá trình thiết kế website sẽ mất nhiều thời gian để phát triển hơn.
- Thời gian tải trang sẽ nhiều hơn bình thường một chút.
- Giá thành sẽ cao hơn những web không tương thích responsive.
2.2 Có nên thiết kế website bán hàng tương thích responsive không?
Có thể thấy, responsive web mang lại rất nhiều lợi ích trong việc tối ưu trải nghiệm người dùng. Ngược lại, nhược điểm nhìn rõ nhất của responsive chủ yếu là chi phí khởi tạo sẽ cao hơn những web thông thường.
Tuy nhiên, với những đánh giá khắt khe của Google liên quan đến trải nghiệm người dùng như hiện nay, việc website tương thích responsive trên mọi thiết bị chắc chắn sẽ được đánh giá cao, từ đó việc nâng cao thứ hạng website là điều hoàn toàn “trong tầm tay”.
Vì vậy, nếu bạn thực sự muốn đầu tư một thiết kế website bán hàng chỉnh chu, thu hút người truy cập, tăng tỷ lệ chuyển đổi và nâng cao doanh thu thì việc cài đặt responsive cho website là điều vô cùng cần thiết.
Doanh nghiệp nên thiết kế website bán hàng tương thích responsive
3. Những lưu ý khi thiết kế web responsive
Để quá trình thiết kế website bán hàng chuẩn responsive diễn ra thuận lợi, bạn hãy lưu ý 6 điều sau đây:
3.1 Phân tích hành vi khách hàng
Phân tích này là 1 bước quan trọng trong việc thiết kế vì nó cho thấy các thiết bị thường xuyên nhất được sử dụng, các hành vi khách hàng (như phóng to hình ảnh sản phẩm…), tỷ lệ chuyển đổi từ các thiết bị di động và các vấn đề được đưa ra bởi chính người mua hàng sử dụng các thiết bị di động.
Đó là những yếu tố cần thiết phải biết để đảm bảo các trải nghiệm di động đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Phân tích này cần được thực hiện và liên tục điều chỉnh, tối ưu hóa trang web phù hợp với hành vi mua hàng của khách hàng.
3.2 Không nên bắt đầu với phiên bản desktop (PC)
Hầu hết các doanh nghiệp đều bắt đầu thiết kế trang web của họ cho phiên bản desktop. Điều này sẽ gây khó khăn hơn cho việc thay đổi xuống hỗ trợ cho màn hình nhỏ hơn như điện thoại di động.
Nên bắt đầu bằng cách tối ưu giao diện cho thiết bị có màn hình nhỏ, thiết kế 1 trải nghiệm tốt cho người sử dụng điện thoại di động và tablet. Từ đó, việc cài đặt tương thích cho tất cả các thiết bị sẽ đơn giản và dễ dàng hơn nhiều.
3.3 Thử nghiệm trước khi đưa vào sử dụng
Trước khi đưa vào sử dụng, bạn cần thử nghiệm trên các trình duyệt như: Chrome, Explorer, Firefox, Safari… và trên những hệ điều hành khác nhau như: Windows, Mac OS. Điều này vô cùng quan trọng vì sẽ giúp chúng ta nhìn thấy những lỗ hổng, từ đó có thể khắc phục nhanh chóng trước khi website đến tay khách hàng trải nghiệm.
3.4 Chú ý nút call action
Không nên thiết kế nút Call to action (kêu gọi hành động) quá nhỏ. Nếu người sử dụng phải phóng to lên để click vào nút hoặc nhấn sai bởi vì kích thước quá nhỏ thì họ thường sẽ thất vọng và rời khỏi trang web.
Điều này cũng có thể xảy ra với laptop với màn hình cảm ứng. Vì vậy, hãy thiết kế 1 giao diện với nút call to action đúng kích cỡ chứ không phải quá nhỏ hoặc quá gần nhau.
Hãy thiết kế nút call to action đúng kích cỡ
3.5 Độ phân giải ảnh cần linh động
Một trang website responsive được thiết kế tốt sẽ thay đổi độ phân giải màn hình dựa vào từng thiết bị của người dùng. Nhưng nhiều trang web vẫn chưa chú ý tới điều này. Hình ảnh lớn dẫn đến thời gian tải chậm hơn cho các thiết bị di động.
3.6 Email tuỳ biến
Các trang web responsive hoạt động tốt trên desktop, thiết bị di động nhưng các email liên quan lại không tùy biến. Email chính là 1 điểm tiếp xúc khách hàng chủ chốt. Chúng cần là 1 phần của thiết kế và thử nghiệm. Hãy giữ kết nối email với những thông tin liên quan nhất.
Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp cho câu hỏi responsive là gì, những ưu nhược điểm của responsive là gì cùng những lưu ý khi thiết kế website responsive.
Nguồn bài viết: Sưu tầm

12 . 04 . 2023
Lỗi 502 là gì ? Những cách khắc phục lỗi 502 nhanh chóng
Như trong bài viết trước, chúng ta đã cùng tìm hiểu lỗi 504 gateway time-out cùng 7 cách khắc phục nhanh chóng và kịp thời. Để tiếp nối seri những lỗi thường gặp khi trải nghiệm website, hôm nay Thiết kế web Cần Thơ sẽ cung cấp cho bạn thông tin về lỗi 502 bad gateway.
1. Lỗi 502 bad gateway là gì?
Lỗi 502 bad gateway xuất hiện khi gateway hoặc proxy không nhận được phản hồi từ web server. Tức là, theo quy trình bình thường khi bạn muốn truy cập website, trình duyệt sẽ tiến hành gửi yêu cầu của bạn đến máy chủ. Khi này, máy chủ sẽ tiếp nhận thông tin và trả lại kết quả thông qua mã trạng thái HTTP.
Trong trường hợp mã máy chủ bị lỗi, mã HTTP sẽ không xuất hiện, đồng thời phía người truy cập sẽ hiện lên thông báo lỗi 502 bad gateway. Đây chính là cách để người dùng được thông báo máy chủ đang gặp sự cố.
Lỗi 502 bad gateway là gì?
2. Cách nhận diện lỗi 502 bad gateway
Ngoài cách hiển thị với thông báo lỗi 502 bad gateway, lỗi 502 còn được nhận biết với các tên gọi như sau:
502 Bad Gateway
502 Service Temporarily Overloaded
Error 502
Temporary Error (502)
502 Proxy Error
502 Server Error: The server encountered a temporary error and could not complete your request.
HTTP 502
502. That's an error
Bad Gateway: The proxy server received an invalid response from an upstream server
HTTP Error 502 - Bad Gateway
3. Lỗi 502 bad gateway ảnh hưởng đến SEO như nào?
Bất cứ một sự cố nào ảnh hưởng đến website đều ảnh hưởng đến những đánh giá cũng như xếp hạng của Google. Vậy nên nếu để trang web của bạn gặp lỗi 502 bad gateway quá lâu hoặc quá nhiều lần chắc chắn việc thứ hạng bị “đe dọa” là điều không thể tránh khỏi.
Không chỉ thế, lỗi 502 bad gateway còn ngắt quãng cảm xúc của người dùng, gây ra cảm giác khó chịu trong quá trình trải nghiệm website. Nhiều trường hợp khách hàng khi gặp lỗi này đã tự đánh giá trang web của bạn hỏng. Vậy nên khách hàng sẽ không trở lại trang web của bạn thêm một lần nào nữa, hoặc nếu có sẽ phải mất một thời gian dài sau đó.
Việc giảm sút lượng tương tác của khách hàng trên website cũng là một trong những yếu tố để Google nhận định liệu website của bạn có đem lại giá trị cho người dùng hay không? Có tốt cho trải nghiệm hay không…Bởi thế, hãy hạn chế tối đa tình trạng lỗi 502 bad gateway để không ảnh hưởng đến điểm SEO của bạn.
Lỗi 502 bad gateway ảnh hưởng đến thứ hạng SEO
4. Cách khắc phục lỗi 502 bad gateway
Dưới đây là 7 cách khắc phục lỗi 502 bad gateway mà bạn có thể tham khảo.
4.1 Tải lại URL
Việc tải lại URL hữu dụng với hầu hết các lỗi gặp trên internet, trong đó tất nhiên có cả lỗi 502 bad gateway. Có thể lỗi 502 xuất hiện do máy chủ hết thời gian kết nối hoặc tạm ngưng. Vậy nên F5 hay Refresh lại URL là phương án hữu hiệu để xử lý sự cố này của máy chủ.
4.2 Truy cập bằng một trình duyệt khác
Việc lựa chọn một trình duyệt khác để trải nghiệm cũng là phương án không tồi mà bạn có thể thực hiện với lỗi 502 bad gateway. Bạn có thể chuyển sang Cốc Cốc, Microsoft Edge, Safari, Firefox…. Hoặc nếu bạn quá ngại thay đổi trình duyệt quen thuộc của mình thì có thể xóa đi cài lại.
4.3 Xóa Cache
Người dùng thường ít có thói quen xóa cache, vậy nên trình duyệt của bạn không thể cập nhật những đường dẫn mới, gây ra lỗi lỗi 502 bad gateway. Giải pháp đơn giản nhất là hãy xóa cache giải phóng bộ nhớ tạm. Sau đó, bạn vào lại trang web mà bạn muốn truy cập, ấn tải lại là hoàn thành.
Xóa Cache cũng là cách khắc phục lỗi 502
4.4 Khởi động lại máy tính
Đôi khi, máy tính của bạn gặp sự cố trong quá trình kết nối với internet vì vậy những trang web bạn muốn truy cập sẽ bị hiện thông báo lỗi 502 bad gateway. Nguyên nhân này không thường gặp nhưng bạn có thể thử khởi động lại máy tính, biết đâu cách khắc phục lỗi 502 bad gateway lại xuất phát từ lý do này thì sao.
4.5 Xóa cookie
Nếu việc xóa cache không thể khắc phục được lỗi 502 bad gateway bạn có thể nghĩ đến phương án xóa cookie. Có khi, trình duyệt mà bạn dùng đang lưu giữ vô vàn những “file đồ cổ” từ rất lâu rồi. Hãy thường xuyên để ý đến cookie, nó không chỉ giúp bạn xử lý lỗi 502 bad gateway mà còn hỗ trợ quá trình trải nghiệm internet của bạn thuận lợi hơn.
4.6 Liên hệ với chủ website
Nhiều khi những quản trị viên của website chưa kịp thời phát hiện và khắc phục lỗi lỗi 502 bad gateway, vậy nên người dùng mới có những trải nghiệm không tốt về trải nghiệm.
Bạn có thể liên hệ với chủ website thông qua các thông tin hiển thị trên mạng xã hội như Facebook, Instagram hay qua địa chỉ email để quản trị viên sớm nắm bắt tình hình và xử lý kịp thời.
4.7 Liên hệ với nhà mạng
Nếu các cách khắc phục lỗi 502 bad gateway đều không đem lại kết quả như mong đợi, hãy liên hệ với đơn vị cung cấp internet của bạn và yêu cầu giúp đỡ. Những nhân viên giàu kinh nghiệm tại các đơn bị công nghệ chắc chắn sẽ nắm bắt nhanh chóng được nguyên nhân và đưa ra hướng giải quyết kịp thời.
Liên hệ với nhà mạng để nhờ hỗ trợ
Trên đây là những thông tin hữu ích về lỗi 502 bad gateway, khái niệm và cách khắc phục lỗi 502 bad gateway nhanh chóng và kịp thời. Hy vọng các bạn đã có những giờ phút bổ ích trên trang web của chúng tôi.
Nguồn bài viết: Sưu tầm

11 . 04 . 2023
Tổng hợp những kích thước thiết kế website cơ bản
Lựa chọn kích thước thiết kế website chuẩn sẽ giúp kênh của bạn gia tăng trải nghiệm thân thiện, các công cụ tìm kiếm cũng sẽ đánh giá trang web tốt hơn. Vậy kích thước thiết kế website như nào là chuẩn? Hãy cùng Thiết kế web tại Cần Thơ đi tìm câu trả lời trong bài viết sau đây.
1. Vì sao cần áp dụng kích thước thiết kế website chuẩn?
Bất cứ sản phẩm nào cũng có những bộ quy chuẩn riêng, và thiết kế website cũng không nằm ngoài quy định đó. Dựa vào kích thước thiết kế website chuẩn, cả designer, lập trình viên và khách hàng sẽ có cơ sở chung để kiểm tra, đánh giá tính chính xác và dự đoán hiệu quả trang web.
Ngoài ra, sử dụng kích thước thiết kế website chuẩn còn đem lại những lợi ích sau:
- Các thông tin quan trọng sẽ có đủ “đất” để trình bày, từ hình ảnh, video, nội dung, các hạng mục chính… tất cả sẽ được sắp xếp đúng vị trí, cơ hội tiếp cận được khách nhiều hơn.
- Đồng nhất hiển thị trên mọi thiết bị, mọi trình duyệt, nâng cao trải nghiệm người dùng trên mọi phương diện, mọi thời điểm.
- Sử dụng kích thước thiết kế website chuẩn sẽ được các công cụ tìm kiếm đánh giá tốt hơn so với việc sử dụng kích thước tự do. Dựa vào đó, thứ hạng trang web cũng được cải thiện đáng kể.
- Các chỉ số như Time on site, traffic, session… tăng trưởng ổn định, tỷ lệ thoát trang cũng giảm mà không cần tốn quá nhiều chi phí.
Nhìn chung, sử dụng kích thước thiết kế website chuẩn vừa có lợi cho trải nghiệm, vừa có lợi cho SEO. Vậy nên, kích thước thiết kế website chuẩn được đánh giá là 1 trong những điều kiện cơ bản nhất khi tiến hành làm web.
kích thước thiết kế website
2. Có mấy loại kích thước thiết kế website?
Hiện nay, kích thước thiết kế website được chia thành ba loại là Fixed layout, Fluid layout và cuối cùng là Elastic layout. Cụ thể các loại kích thước thiết kế website này như sau:
2.1 Fixed layout
Còn được gọi là kích thước chuẩn, cung cấp những thông tin về chiều dài, chiều rộng để đảm bảo sự đồng nhất về hiển thị trên mọi thiết bị. Kích thước phổ biến nhất của Fixed layout đó là 960px, vì đây là kích thước phù hợp với độ phân giải của hầu hết các thiết bị hiện nay (1024px).
Fixed layout sẽ giúp các designer dễ dàng hơn trong việc tìm ra 1 kích thước chung nhất. Lập trình viên cũng dễ cắt website hơn. Tuy nhiên, Fixed layout lại có điểm bất lợi đó là không tự điều chỉnh được đối với các thiết bị có màn hình quá lớn hoặc quá nhỏ. Với trường hợp này, sẽ gây nên tình trạng màn hình bị co lại, các nội dung bị tràn sang vị trí khác, hoặc xuất hiện các khoảng trắng kém thẩm mỹ.
2.2 Fluid layout
Còn được gọi là kích thước lưu động, không có giá trị cố định, thay vào đó kích thước website sẽ được thay đổi linh hoạt dựa vào độ phân giải của từng thiết bị. Bởi vậy, Fluid layout có thể khắc phục được những vấn đề mà kích thước thiết kế website cố định chưa làm được.
Tuy nhiên, Fixed layout cũng có những hạn chế về tính chính xác. Chính vì có thể thay đổi linh hoạt mà đôi khi dẫn đến việc thiết kế và thực tế khác nhau. Ngoài ra, quản trị web cũng khó lòng biết chính xác kích thước chuẩn của video, hình ảnh vì ở mỗi 1 giao diện lại hiển thị tỷ lệ khác nhau.
Fixed layout và Fluid layout
2.3 Elastic layout
Còn được gọi là kích thước co giãn, và là sự kết hợp giữa Fixed layout và Fluid layout. Với loại kích thước website này, giao diện vừa có bộ tỷ lệ chuẩn, vừa có thể tùy biến để phù hợp với mọi màn hình. Điều này giúp gia tăng trải nghiệm người dùng một cách đáng kể.
Tuy nhiên, để có thể tạo ra được bộ kích thước website co giãn này, bắt buộc thiết kế và lập trình viên phải có trình độ chuyên môn nhất định, phải test nhiều lần mới ra được kết quả hoàn chỉnh. Thế nhưng vẫn không thể phủ nhận rằng, Elastic layout là loại kích thước thiết kế website ưu việt hơn hai loại còn lại.
3. Những đơn vị đo lường kích thước thiết kế website
Để đo lường kích thước thiết kế website, mọi người thường sử dụng những đơn vị sau:
- Px (Pixel): Là đơn vị tính 1 điểm ảnh trên màn hình, là thành tố cơ bản nhất để tạo nên những hiển thị hình ảnh cho người dùng. Ví dụ, kích thước 1920x1080 sẽ bao gồm 2073600 điểm ảnh chia đều cho 1920 cột và 1080 dòng.
- pt, pc, cm, mm, in: Là đơn vị cố định, áp dụng được cho tất cả các màn hình. Ví dụ cỡ chữ 20pt thì dù hiển thị trên PC hay Mobile cũng đều là 20pt.
- %, em, rem: Đơn vị này thường được sử dụng trong kích thước thiết kế website Fluid layout và mang tính chất tương đối.
Những đơn vị đo lường kích thước thiết kế website
4. Tham khảo kích thước ảnh và banner chuẩn cho website
Kích thước ảnh trong blog: 600x400px
Ảnh sản phẩm: 300x400px/ 600x600px/ 600x800px
Ảnh thumbnail: 750x450px/ 1360x5540px
Medium rectangle: 300x250px
Leaderboard: 728x90
Half Page: 300x600px
Skyscraper: 120x600px
Large Leaderboard: 970x90
Small Rectangle: 180x150px
Billboard: 970x250px
Trên đây là toàn bộ thông tin về kích thước thiết kế website, các loại kích thước website, đơn vị đo lường và 1 số kích thước web có thể tham khảo. Chúc các bạn sớm sở hữu cho mình 1 thiết kế website hiệu quả về cả thẩm mỹ và chất lượng và hẹn gặp lại trong các bài blog tiếp theo.
Nguồn bài viết: Sưu tầm

10 . 04 . 2023
Lỗi 503 là gì? Làm sao để khắc phục khi gặp lỗi này?
Chắc chắn đã ít nhất 1 lần bạn gặp tình trạng lỗi 503 service temporarily unavailable - lỗi trang web không khả dụng. Vậy bạn có biết lỗi này nguyên nhân từ đâu và cách khắc phục như nào hay chưa? Nếu chưa, hãy cùng Thiết kế web ở Cần Thơ tìm hiểu đáp án trong bài viết dưới đây.
1. Lỗi 503 là gì?
1.1 Khái niệm lỗi 503
Lỗi 503 viết đầy đủ là lỗi 503 service temporarily unavailable, lỗi này thông báo tình trạng máy chủ của web đang tạm thời dừng hoạt động, hoặc trang web đang trong thời gian bảo trì, nâng cấp.
Trong một vài trường hợp, lỗi 503 xuất hiện là do lưu lượng truy cập website tăng cao, các thông tin bị quá tải khiến máy chủ không thể xử lý kịp thời. Hoặc đôi lúc, web bị tấn công từ bên ngoài, tải phần mềm có chứa virus cũng là nguyên nhân xuất hiện lỗi trang web không khả dụng 503.
Lỗi 503 có thể xảy ra ở tất các các trình duyệt, hệ điều hành từ Windows 10, Windows 11, MacOS, Linux…. Và ngay cả khi bạn trải nghiệm trên điện thoại cũng sẽ gặp lỗi 503 này.
Lỗi 503 là gì?
1.2 Cách nhận biết lỗi 503
Tuỳ vào các máy chủ khác nhau, lỗi 503 cũng được thông báo dưới nhiều hình thức khác nhau. Sau đây là những nhận diện lỗi 503 phổ biến nhất:
503 Error
503 service temporarily unavailable
503 service unavailable
Service Unavailable - DNS Failure
Error 503 Service Unavailable
HTTP 503
HTTP Error 503
…
2. Cách khắc phục lỗi trang web không khả dụng 503
2.1 Dành cho người trải nghiệm
Nếu khi bạn truy cập website và bất ngờ gặp phải lỗi 503, hãy bình tĩnh xử lý bằng một trong những cách sau đây:
Tải lại trang
Như đã nói ở trên, lỗi 503 có thể xuất hiện do có quá nhiều người truy cập vào website cùng lúc. Và biết đâu, sự gián đoạn trải nghiệm mà bạn đang gặp phải có nguyên nhân từ đây. Khi này, hãy thử tải lại trang, chỉ mất 1 giây thôi nhưng rất có thể nó sẽ giúp bạn truy cập được trang web.
Khởi động lại thiết bị hoặc thay đổi địa chỉ DNS
Mặc dù tỷ lệ xuất hiện lỗi 503 - trang web không khả dụng nguyên nhân do bộ định tuyến DNS khá thấp, tuy nhiên bạn cũng có thể thử bằng cách khởi động lại thiết bị của mình hoặc thay đổi một DNS khác.
Đổi địa chỉ DNS
Thoát ra và truy cập sau
Nếu với 2 cách khắc phục lỗi 503 phía trên không đem lại hiệu quả cho bạn, tốt hơn hết, bạn hãy thoát ra và truy cập lại sau. Thông thường, để khắc phục lỗi 503, bạn sẽ phải cho máy chủ được “nghỉ ngơi” bằng cách giảm lượng người truy cập trong thời điểm đó. Hãy để máy chủ ổn định rồi vào lại trang web nhé.
2.2 Đối với quản trị viên
Nếu bạn là quản trị viên và được phản ánh về lỗi 503, sau đây là những việc bạn nên thực hiện chuẩn đoán để xác định nguyên nhân do đâu, từ đó kịp thời đưa ra hướng khắc phục.
Khởi động lại server
Rất khó để nhận định lỗi 503, vậy nên hãy cách nhanh nhất là bạn hãy khởi động lại server để xem nguyên nhân có phải do yếu tố này không. Để làm được điều này, bạn sẽ phải nhờ đến sự hỗ trợ của của nhà cung cấp.
Chỉ khoảng vài phút là quá trình khởi động lại server hoàn tất. Bạn hãy kiểm tra lại xem trang web đã hoạt động ổn định lại hay chưa. Nếu chưa, bạn hãy tìm đến cách khắc phục khác.
Tăng băng thông cho trang web
Trước khi thực hiện cách khắc phục lỗi 503, bạn hãy kiểm tra lưu lượng truy cập website trong khoảng thời gian gần đây xem có gì bất thường không, từ đó đánh giá liệu gói băng thông mà bạn đang dùng có phù hợp với tình hình hiện tại.
Nếu lưu lượng truy cập web có dấu hiệu cao bất thường và đến từ những trang web không uy tín, có thể đó là dấu hiệu của spam chơi xấu, bạn hãy ngăn chặn ngay.
Nếu lưu lượng web có dấu hiệu tăng trưởng đồng đều và rõ rệt, bạn hãy cân nhắc về việc nâng cấp băng thông.
Nếu lưu lượng web của bạn bình thường mà lại xảy ra lỗi 503, thì đây không phải là nguyên nhân chính, bạn cần tìm hướng giải quyết khác.
Tăng băng thông cho website
Kiểm tra các phần mềm có đang tự cập nhật không
Một vài phần mềm, ứng dụng có tính năng tự động cập nhật khi có phiên bản mới. Trong quá trình nâng cấp này, website sẽ phải tạm ngừng, và điều này có thể dẫn đến lỗi 503.
Việc cập nhật phần mềm là việc làm cần thiết để nâng cao trải nghiệm và tính bảo mật cho trang web. Hãy kiểm tra một loạt các ứng dụng đang được tích hợp trong web để xem có ứng dụng nào đang trong trạng thái update hay không, nếu có, bạn hãy xem thời gian nâng cấp có lâu hay không để cân nhắc phản hồi với nhà cung cấp.
Kiểm tra lại nhật ký server
Kiểm tra lại nhật ký server để xem có gì bất thường không. Phụ thuộc vào máy chủ mà bạn đang sử dụng mà vị trí nhật ký server sẽ khác nhau. Nhưng hầu hết chúng sẽ được tìm thấy trong /var/log/…
Sau khi kiểm tra nhật ký server và không thấy điều gì bất thường, bạn có thể kiểm tra các chương trình khác của bạn.
Kiểm tra code
Code là vấn đề quan trọng, nếu không cẩn thận có thể sẽ khiến trang web bị trục trặc, và 1 trong số đó là xuất hiện lỗi 503. Hãy rà soát code để chắc chắn không bị lỗi regex dù là nhỏ nhất.
Kiểm tra lại code website
Với tất cả các cách khắc phục lỗi trang web không khả dụng phía trên hy vọng bạn đã có cái nhìn tổng quan hơn về lỗi 503. Để biết thêm thông tin các lỗi thường gặp trên website, hãy tham khảo thêm của bài viết khác của chúng tôi nhé!
Nguồn bài viết: Sưu tầm

07 . 04 . 2023
TOP 10 phần mềm thiết kế giao diện web thịnh hành nhất 2023
Giao diện website được ví như bộ mặt của doanh nghiệp và đây cũng được đánh giá là một trong những bước quan trọng nhất trong quá trình làm web. Nếu bạn đã có ý tưởng về giao diện và muốn được tự tay hiện thực hóa những ý tưởng đó, dưới đây Thiết kế web Cần Thơ sẽ là 10 phần mềm thiết kế giao diện web, thiết kế giao diện web hiệu quả mà bạn có thể tham khảo.
1. Phần mềm thiết kế giao diện web Google Web Designer
Phần mềm thiết kế giao diện web Google Web Designer là một trong những sản phẩm hỗ trợ làm web đắc lực đến từ Google. Tại đây, bạn có thể tự thiết kế giao diện trang web bằng ngôn ngữ HTML5. Điểm đặc biệt của phần mềm thiết kế website này đó là đồ hoạ có sự tương tác tốt và tương thích với tất cả thiết bị.
Để có một giao diện hoàn chỉnh, bạn chỉ cần thực hiện động tác kéo thả, thiết lập các event và sáng tạo nhiều hiệu ứng tranh ảnh khác nhau ngay trên Google Web Designer. Sau đó, phần mềm tạo web này sẽ gửi về cho bạn đoạn mã HTML5 hoặc JavaScript, bạn có thể kết hợp kiểm tra hiển thị và kiểm tra code từ để tùy chỉnh giao diện theo ý muốn của mình.
Giá: Miễn phí
Phần mềm thiết kế giao diện web Google Web Designer
2. Adobe Photoshop
Adobe Photoshop chắc chắn không còn là cái tên xa lạ đối với dân thiết kế và đây cũng chính là một trong những phần mềm thiết kế giao diện web tốt nhất hiện nay. Ưu điểm không thể bỏ qua của phần mềm thiết kế web này đó chính là việc có thể can thiệp sâu đến thông số của ảnh để tạo ra những sản phẩm chi tiết đáp ứng được mọi nhu cầu về ứng dụng cũng như tính thẩm mỹ.
Dùng Adobe Photoshop bạn có thể thiết kế được những giao diện website trực quan, chuyên nghiệp, chuẩn UX/UI, những banner đặc sắc cho trang web của bạn. Ngoài ra, bạn cũng có thể cắt giao diện cho web ngay trên Adobe Photoshop.
Giá: Có phí ~ 27.62$/ tháng
Adobe Photoshop
3. Sketch
Sketch là phần mềm thiết kế đồ họa trên máy tính cũng là phần mềm thiết kế giao diện web chuyên nghiệp. Ưu điểm của Sketch là tốn ít dung lượng vậy nên trong suốt quá trình thiết kế giao diện bạn sẽ ít gặp phải tình trạng giật lag. Những sản phẩm của Sketch được đánh giá là bắt mắt, hiện đại và có tính ứng dụng cao.
Sketch cũng cung cấp cho bạn mã code khi thiết kế giao diện website, bạn có thể quản lý và tùy chỉnh mọi vấn đề liên quan đến hình ảnh và chữ viết tại đây. Hình ảnh, đồ hoạ của Sketch sắc nét, có độ phân giải cao, tốc độ xuất ảnh cũng nhanh hơn những phần mềm thiết kế web miễn phí khác. Sketch tối ưu với hệ điều hành MacOS, Window, Linux…
Giá: Có phí ~ 99$/ tháng
Sketch - Phần mềm thiết kế giao diện web chuyên nghiệp
4. Lunacy
Trong tất cả những phần mềm thiết kế giao diện web thì Lunacy là một trong những công cụ thiết kế vector mạnh mẽ nhất. Lunacy tích hợp sẵn kho tài nguyên khổng lồ đáp ứng được hầu hết nhu cầu của người sử dụng. Bên cạnh đó, Lunacy cũng cung cấp cho bạn những hình ảnh độc đáo, hình nền, hình biểu tượng đa dạng cùng các văn bản nghệ thuật hỗ trợ cho quá trình sáng tạo của bạn.
Tuy nhiên, hiện nay Lunacy mới chỉ hỗ trợ trên nền tảng Window, đây là hạn chế khá lớn của Lunacy, bởi vậy đối với những hệ điều hành khác như MacOS, Linux sẽ phải tìm một phần mềm thiết kế giao diện web khác thay thế.
Giá: Miễn phí
Lunacy
5. Gimp
Nếu bạn mới tìm hiểu về các phần mềm thiết kế website miễn phí thì Gimp sẽ rất phù hợp với bạn. Gimp được tích hợp nhiều template có sẵn, cho phép bạn tùy chỉnh thông số các ảnh gần như PhotoShop. Tuy nhiên với các tác vụ chuyên sâu hơn, Gimp sẽ khó đáp ứng được như các phần mềm thiết kế web chuyên dụng khác. Thế nhưng Gimp vẫn đảm bảo tích hợp đầy đủ những công cụ cần thiết để giúp bạn có những thiết kế đẹp mắt.
Gimp
Một điểm cộng nữa của Gimp là khả năng phục hồi những bức ảnh cũ và cho ra những bức ảnh sắc nét có độ phân giải cao. Bạn có thể tận dụng chức năng này để thiết kế giao diện web của mình có những bức hình đắt giá và độc đáo.
Giá: Miễn phí
6. Notepad++
Đây là phần mềm thiết kế website miễn phí có rất nhiều tính năng chuyên nghiệp phù hợp với cả lập trình viên cũng như những người có nhu cầu thiết kế giao diện. Notepad++ được tích hợp nhiều ngôn ngữ như JAVA, C#, Python, Jsp…điều này giúp tất cả những thiết kế của bạn được mã hóa nhanh chóng và tùy chỉnh dễ dàng hơn.
Thêm một tính năng nổi bật của phần mềm thiết kế giao diện web Notepad++ đó là chức năng tìm kiếm và thay thế hàng loạt thuận tiện cho việc sửa lỗi giao diện. Ngoài ra Notepad++ cũng có thể lưu vào USB giúp bạn chủ động hơn trong việc tương tác và sử dụng.
Giá: Miễn phí
Notepad++
7. SiteSpinner
Đây là phần mềm thiết kế web cho người không chuyên vô cùng đơn giản. Sử dụng SiteSpinner bạn không cần phải quá am hiểu về HTML mà chỉ cần kéo thả là đã có thể thiết kế giao diện website cho riêng mình. Ngoài ra, SiteSpinner cũng cung cấp cho bạn những công cụ phù hợp để bạn có thể chỉnh sửa hình ảnh ngay trên phần mềm thiết kế giao diện web này.
Bạn có thể dễ dàng thêm bớt các khối hình, tạo thêm các định dạng và chỉnh sửa những chi tiết trong thiết kế bao gồm thiết kế, chữ, kích thước, nền. Sử dụng SiteSpinner bạn sẽ có thể tự do thiết kế giao diện thật đơn giản và dễ dàng.
Giá: Có phí ~ 97$/ tháng
SiteSpinner
8. Framer X
Nếu bạn lo lắng về việc không có ý tưởng cho giao diện website hãy sử dụng ngay phần mềm thiết kế giao diện web Framer X. Tại Frame X đã được trang bị đầy đủ tất cả các công cụ phục vụ cho việc thiết kế. Ngoài ra, Frame X cũng được tích hợp sẵn kho giao diện mẫu khổng lồ với đủ loại phong cách phù hợp với hầu hết ngành nghề cho bạn lựa chọn.
Bạn chỉ cần kéo thả đơn các hình khối, tranh ảnh, video và chỉnh sửa lại những nội dung có sẵn trên bản mẫu là đã sở hữu ngay cho mình một thiết kế giao diện bắt mắt. Frame X hỗ trợ trên 2 nền tảng MacOS, Window và đều phải trả phí.
Giá: Có phí ~ 20$/ tháng
Framer X
9. MockFlow
MockFlow là phần mềm thiết kế trang web vô cùng hiệu quả mà bạn có thể tham khảo. Về bản chất, MockFlow sẽ giúp bạn dễ dàng lên ý tưởng và kế hoạch một cách tổng quan nhất. Để làm được điều này, bạn sẽ sử dụng những hình khối có sẵn và sắp xếp thành bố cục giao diện trang web.
Bạn có thể kéo thả và điều chỉnh kích cỡ, xoay, lật ngược tất cả những hình khối trong bản thiết kế. Thêm đó, bạn có thể tuỳ biến thêm nội dung vào các vị trí tương ứng và xem thử trước khi hoàn thiện. MockFlow đã hỗ trợ trên hai nền tảng đó là Window và MacOS.
Giá: Có phí ~ 14$/ tháng
MockFlow
10. Adobe XD
Phần mềm thiết kế giao diện web Adobe XD không chỉ được các designer đặc biệt ưa chuộng mà ngay cả những người muốn tìm hiểu về đồ hoạ cũng sử dụng rất nhiều. Adobe XD có thể cho ra những sản phẩm với kích thước chính xác, tương thích hầu hết với tất cả thiết bị hiện nay.
Adobe XD cho phép bạn kiểm tra và thử nghiệm giao diện của website trên tất cả các thiết bị di động, khi hoàn thành bạn có thể xuất thiết kế của mình thành file ảnh định dạng PNG. Điểm đặc biệt, Adobe XD đã được hỗ trợ trên các nền tảng Windows, MacOS, Android, iOS.
Giá: Có phí ~ 13.14$/ tháng
Adobe XD
11. Adobe Dreamweaver
Dreamweaver viết tắt là DW là một chương trình phần mềm hỗ trợ xử lý sử dụng trong việc thiết kế web trên mạng. Về cơ bản, Dreamweaver là một phần mềm chuyên nghiệp sở hữu giao diện trực quan để tạo website HTML và các ứng dụng di động một cách nhanh nhất.Các lập trình viên có thể dễ dàng tự mình phát triển ứng dụng web theo nhiều cấp độ khác nhau.
Adobe Dreamweaver có logic lọc gợi ý code đã được cải thiện cho PHP, giao diện tối ưu cho người dùng tùy cơ ứng biến không gian làm việc gọn gàng, quản lý bộ mã nguồn trong DW và thiết kế website một cách chuyên nghiệp là các tính năng nổi trội của phần mềm này.
Có phí ~ 27.62$/1 tháng
Dreamweaver
12.Figma
Figma được đánh giá là một công cụ thân thiện và dễ sử dụng, Figma đã nhanh chóng nổi lên và trở thành một trong những công cụ thiết kế được phổ biến trong giới công nghệ toàn cầu. Một số thương hiệu tên tuổi đang sử dụng Figma cho đến tận bây giờ có thể kể đến như Microsoft, Twitter, GitHub, Dropbox...
Khác với những công cụ thiết kế trước đây, Figma được thiết kế trên nền tảng đám mây. Công cụ Figma tương tự như công cụ Streck nhưng nó hỗ trợ cho việc teamwork tốt hơn.
Miễn phí ~ Đối với người dùng cá nhân. Bạn có thể tạo 3 project free hoặc nâng cấp lên tài khoản premium 12$/1 tháng.
Figma
Trên đây là 10 phần mềm thiết kế giao diện web có phí và miễn phí uy tín và hiệu quả nhất hiện nay. Tùy vào nhu cầu và mục đích sử dụng, có thể tham khảo những phần mềm này để thiết kế cho mình giao diện website hoàn chỉnh mang màu sắc riêng của cá nhân hay doanh nghiệp. Chúc các bạn thiết kế website bán hàng thành công!
Nguồn bài vitế: Sưu tầm