Front end là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ cho Front end

Front end là gì? Khái niệm Front end và những cơ hội nghề nghiệp liên quan, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp. Bên cạnh đó, bài viết của Thiết kế web ở Cần Thơ cũng bao gồm một số chứng chỉ mà một Front end nên có. Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Front end là gì?

Nhà phát triển giao diện người dùng hay Front end developer có nhiệm vụ thiết kế và phát triển giao diện người dùng (UI) và trải nghiệm người dùng (UX) của các trang web, ứng dụng web. Trách nhiệm chính của nhà phát triển giao diện người dùng là đảm bảo rằng các khía cạnh trực quan và tương tác của trang web, ứng dụng thực sự gần gũi, thân thiện với người dùng, đẹp mắt về mặt thẩm mỹ và hiệu quả về mặt chức năng.

Nếu ai đó muốn xây dựng một trang web, họ có thể thuê một Front end Developer thiết kế giao diện người dùng, tạo bố cục của trang web. Nhà phát triển giao diện người dùng xác định vị trí đặt hình ảnh, điều hướng sẽ trông như thế nào và cách trình bày trang web. Phần lớn công việc của họ liên quan đến việc đảm bảo giao diện và bố cục của trang web, ứng dụng dễ điều hướng, người dùng có thể dễ dàng tiếp cận, thao tác.

Khái niệm Front end là gì

Những kỹ năng cần có ở một Front end là gì

HTML, CSS và JavaScript

HTML, CSS và JavaScript là ba ngôn ngữ rất cần thiết cho bất kỳ ai muốn làm việc trong lĩnh vực phát triển Front-end.

  • HTML (ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản): Khối xây dựng cơ bản cần thiết để phát triển trang web; một ngôn ngữ cho phép bạn ghi chú trong các tài liệu kỹ thuật số khác với văn bản thông thường.
  • CSS (các biểu định kiểu xếp tầng): Ngôn ngữ được sử dụng để tạo bố cục, màu sắc và kiểu dáng tổng thể của các trang bạn tạo bằng HTML.
  • JavaScript: Ngôn ngữ lập trình xác định trang sẽ làm gì.

HTML, CSS và JavaScript phối hợp với nhau để xác định giao diện và chức năng của trang.

Những ngôn ngữ lập trình nên biết khi học Font end

Frameworks

Framework là nền tảng để phát triển phần mềm một cách nhất quán, hiệu quả và chính xác. Chúng là những công cụ cần thiết để JavaScript và CSS hoạt động theo cách bạn muốn. Có sự hiểu biết vững chắc về chúng là rất quan trọng để tạo cấu trúc trang.

Để nâng cao kiến thức của bạn về các khung phát triển web phổ biến, hãy cân nhắc việc học hỏi từ một người dẫn đầu ngành. Biết một trong các framework Javascript như AngularJS, Backbone, Ember, ReactJS sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong công việc.

Frameworks hỗ trợ Front end

Các công cụ và phần mềm

Phần mềm như kiểm soát phiên bản, theo dõi và kiểm soát những thay đổi trong mã nguồn của bạn rất quan trọng. Nó cho phép bạn thực hiện các thay đổi đối với mã của mình mà không cần bắt đầu lại. Hiểu cách sử dụng các công cụ phát triển phần mềm khác nhau là nền tảng cho sự nghiệp thành công.

Kỹ năng nơi làm việc

Ngoài việc hiểu công nghệ điều khiển trang website hay phần mềm, việc có các kỹ năng mềm có thể giúp bạn trở thành ứng viên sáng giá hơn để trở thành nhà phát triển Front-end. Dưới đây là một số kỹ năng mềm cơ bản nên có:

Sáng tạo: Công việc này đòi hỏi sự sáng tạo và đổi mới cao nhằm mang lại những trải nghiệm tốt nhất cho người dùng khi sử dụng sản phẩm. 

Kỹ năng giải quyết vấn đề: Để có thể gia công một sản phẩm website hay ứng dụng đúng ý, đáp ứng được những yêu cầu của khách hàng thì kỹ năng giải quyết vấn đề vô cùng quan trọng. Để nâng cao kỹ năng này, bạn cần cập nhật các công nghệ Front end thường xuyên và tham khảo các theme khác nhằm tạo sự đa dạng.

Kỹ năng mềm cần có khi trở thành Front end Developer

Kỹ năng giao tiếp bằng văn bản và bằng lời nói: Tại sao lại bằng cả văn bản và lời nói? Bởi kỹ năng giao tiếp bằng lời nói giúp bạn có thể trao đổi với các đồng nghiệp trong team giúp công việc đáp ứng đúng yêu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, kỹ năng giao tiếp bằng văn bản giúp bạn trình bày, thiết kế giao diện một cách chuẩn xác hơn. Điều này giúp người dùng dễ dàng tìm hiểu và sử dụng sản phẩm hơn.

Làm việc theo nhóm: Nhà phát triển Front end ngoài việc thiết kế giao diện người dùng còn cần kết hợp với các bộ phận khác (Back end, BA, Tester…) để hoàn thiện sản phẩm. Do đó, ngoài kỹ năng giao tiếp thì cách làm việc nhóm cũng vô cùng quan trọng.

Những công việc liên quan đến kỹ năng Front end

Front end ngoài là một chức danh công việc, đây còn được xem là một kỹ năng khác. Một số công việc yêu cầu kỹ năng Front end để làm những công việc chuyên biệt. Sau đây là một số công việc bạn có thể tham khảo:

Front end developer: Công việc chung mô tả một nhà phát triển có kỹ năng ở một mức độ nào đó về HTML, CSS, DOM và JavaScript và triển khai các công nghệ này trên nền tảng web (URL, HTTP , Trình duyệt, API Web, v.v.).

Công việc Front end Developer/ Engineer

Kỹ sư phát triển ứng dụng JavaScript: Công việc này thường yêu cầu kiến thức về khoa học máy tính và nhiều năm kinh nghiệm phát triển phần mềm. Vị trí này yêu cầu nhà phát triển phải là người am hiểu JavaScript, thành thạo các kỹ năng lập trình nâng cao, có nhiều năm kinh nghiệm xây dựng các ứng dụng phần mềm Front-end. Ngoài ra, một số vị trí kỹ sư JavaScript hoặc full-stack yêu cầu thêm các kỹ năng khác về máy chủ như Node.js, MongoDB, v.v.

Front-End Performance Engineer: Vị trí này tập trung vào việc cải thiện hiệu suất của thời gian chạy JavaScript. Vì vậy, công việc này ngoài hiểu biết cơ bản về Front end còn cần các kỹ năng phân tích. 

Nhà thiết kế Front-End: Công việc này yêu cầu nhà phát triển cần có các kỹ năng Front-end ( HTML và CSS) cũng như các kỹ năng thiết kế chuyên nghiệp (thiết kế trực quan và Thiết kế tương tác). Bên cạnh đó, vị trí này thường tập trung thiết kế và tùy biến giao diện, file theme (Wordpress).

Chuyên gia SEO Front-End: Vị trí này ngoài cần có những kiến thức về Front end, cần có kiến thức về SEO và SEM. Nhà phát triển yêu cầu có nhiều kinh nghiệm trong việc tạo ra các công nghệ Front-end hướng tới chiến lược SEO.

Công việc chuyên giao SEO Front end

Kỹ sư vận hành Front-End (Front-End Developer Operations Engineer): "DevOps" hay Developer Operations bao gồm các công việc có nhiều kinh nghiệm với các hoạt động phát triển phần mềm liên quan đến công cụ, tích hợp, triển khai, tự động hóa và kiểm soát chất lượng.

Kỹ sư Front-End/QA: Vị trí này làm việc liên quan đến kiểm tra thủ công, kiểm tra chức năng, thử nghiệm người dùng và thử nghiệm A/B.

Những loại chứng chỉ Front end Developer cần có

Chứng chỉ kỹ thuật phần mềm là những chứng chỉ xác nhận bạn có trình độ kỹ năng nhất định về các khái niệm và nhiệm vụ liên quan đến việc trở thành kỹ sư phần mềm. Tùy thuộc vào yêu cầu của nhà cung cấp chứng chỉ, việc lấy chứng chỉ kỹ thuật phần mềm có thể bao gồm việc làm bài kiểm tra viết, hoàn thành khóa học hoặc tạo một dự án thể hiện khả năng của bạn.

Meta Front-End Developer Professional Certificate

Đây là khóa học do Coursera cung cấp, dạy các nền tảng về phát triển front-end và các ngôn ngữ lập trình theo yêu cầu như HTML5, CSS và JS. Chứng chỉ bao gồm các lĩnh vực như giao diện người dùng (UI) và trải nghiệm người dùng (UX). Điều này giúp các nhà phát triển xác định vấn đề, hiểu được hàng vi người dùng, tạo ra các điều hướng người dùng và quyết định thiết kế phù hợp.

Vào cuối khóa học, có một dự án capstone yêu cầu bạn phải vượt qua để chứng minh kiến thức và khả năng phát triển front-end của bạn đã đạt. Chứng chỉ này phù hợp với các bạn mới bắt đầu hoặc những người trái ngành muốn tìm hiểu về Front end.

Chứng chỉ Meta Front-End Developer Professional

Certified Software Development Professional (IEEE)

Chứng nhận Chuyên gia Phát triển Phần mềm (CSDP) của Hiệp hội Máy tính IEEE là một trong những chứng chỉ tiêu chuẩn của ngành dành cho kỹ sư phần mềm. Chứng chỉ nâng cao này dành cho các kỹ sư phần mềm có kinh nghiệm ít nhất hai năm chuyên môn liên quan hoặc có trình độ học vấn về khoa học máy tính. 

Chứng chỉ có giá $395 cho các thành viên của IEEE CS và $495 cho những người không phải là thành viên. Để đạt được chứng chỉ, bạn cần trải qua đợt kiểm tra bao gồm một loạt các chủ đề trên 160 câu hỏi với thời gian là ba giờ.

Amazon Web Service (AWS)

Nếu bạn đang mong muốn tìm kiếm công việc kỹ sư phần mềm liên quan đến sử dụng nền tảng Amazon Web Services để phát triển ứng dụng web, có thể cân nhắc chứng chỉ AWS. Kỳ thi bao gồm các nguyên tắc cơ bản của AWS, các biện pháp thực thi tốt nhất cho kiến trúc AWS, hỗ trợ người dùng, triển khai website, sửa lỗi và quản lý vòng đời phần mềm.

Bài thi kéo dài 130 phút và có chi phí là 150$, với các bài kiểm tra thực hành là 20$. Nếu đã có chứng nhận AWS, bạn có thể lấy các chứng chỉ bổ sung như Chuyên gia kiến trúc sư giải pháp AWS (Solutions Architect Professional) hoặc chứng chỉ Machine Learning của AWS.

Chứng chỉ Amazon Web Service

Tóm lại

Trên đây là một số thông tin cơ bản về công việc Front end Developer. Ngoài khái niệm Front end là gì và những kỹ năng cần thiết, các chứng chỉ cũng quan trọng không kém. Các chứng chỉ giúp bạn chứng minh năng lực chuyên môn một cách chính xác.