Nofollow là gì? Tầm quan trọng của Dofollow và Nofollow

Dofollow và nofollow là một trong những thuật ngữ rất phổ biến trong SEO hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được rõ ràng nofollow là gì? Dofollow là gì? Chúng có tầm quan trọng thế nào với website? Bài viết sau đây Thiết kế web Cần Thơ sẽ chia sẻ và giúp bạn hiểu hơn về những vấn đề trên.

Dofollow và Nofollow là gì?

Khi điều hành và phát triển 1 website, chắc hẳn bạn sẽ không xạ là gì việc phải trích dẫn một link website khác không phải của mình. Hành động này trong SEO được gọi là external link. Tuy nhiên, đôi khi liên kết ta dẫn không đạt được độ uy tín cao mà còn có thể gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của website. Điều này giúp mở ra một khái niệm mới về link là dofollow và nofollow.

Có thể hiểu đơn giản rằng, khi bạn muốn dẫn link một website khác, nhưng lại sợ bị Google hiểu nhầm rằng bạn đang cố tình quảng cáo và dẫn người dùng thì bạn có thêm thuộc tính rel=no-follow trong link thẻ <a>. Công thức sẽ như sau:

<a href=”duong-dan” rel=”nofollow”>tên web</a>

Ngược lại của nofollow và dofollow. Bạn có thể để là  rel=dofollow để thông báo đến bot của máy tìm kiếm rằng bạn khá chắc chắn về link này và user có thể bấm vào nó.

Dofollow và Nofollow là gì?

Do-follow và no-follow ảnh hưởng như thế nào đến SEOer

Thuộc tính nofollow được thêm vào thời gian gần đây giúp hạn chế spam content của các seo-ẻ như comment vô tội vạ link vào các blog không liên quan. Thuộc tính này sẽ giúp thêm quyền hạn cho các webmaster hạn chế những seo-er vô ý thức. Giá trị của link có nofollow sẽ sụt giảm nghiêm trọng, gần như chỉ khoảng 1/100 của link dofollow.

Do-follow và no-follow ảnh hưởng như thế nào đến SEOer

No-follow và Do-follow làm sao nhận biết được chúng?

Nếu bạn biết chút ít về HTML thì có thể ấn F12 và xem thẻ . Nếu trong thẻ có để rel=”nofollow” thì đó là link no-follow. Ngược lại nếu thẻ không có thuộc tính đó hoặc rel=”dofollow” thì link được trích dẫn là link do-follow.

Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đọc code và nó sẽ gây mất thời gian của bạn. Do đó, hiện nay đã có những tiện ích giúp bạn xem được ngay trong bài viết. Ví dụ như dùng FireFox thì có Add-on NoDoFollow; ở Chrome thì có extension Nofollow và Mona nofollow.

Do-follow tốt hơn hay no-follow tốt hơn?

Đây hẳn là thắc mắc của rất nhiều người hiện nay. Trên lý thuyết thì dofollow sẽ giúp webmaster báo cho Google biết đây link này an toàn và có thể index. Còn nếu link thuộc nofollow thì có nghĩa là bạn không chắc chắn về liên kết này và cũng không chịu trách nhiệm nếu website gặp rủi ro.

Tuy nhiên nếu website của bạn toàn dofollow thì sẽ không tự nhiên. Điều này cũng gây nguy hiểm nếu website đó là một forum và thành viên đăng bài là một seo-er. Vì thế, bạn nên để cả link dofollow và nofollow trong bài. Google sẽ tự quan tâm nhiều đến thuộc tính dofollow và ít quan tâm hơn đến nofollow.

Do-follow tốt hơn hay no-follow tốt hơn?

Trên đây là những kiến thức về dofollow và nofollow chúng tôi muốn chia sẻ. Hy vọng thông tin trong bài sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi Nofollow là gì và những vấn đề liên quan.

Nguồn bài viết: Sưu tầm